12 Điểm khác biệt chọn VIETSTARMAX làm đối tác

Chúng ta đều hiểu, ngày nay văn hóa chi phối mạnh mẽ như thế nào đến mọi mặt đời sống: từ kinh tế, giáo dục, chính trị… Đặc biệt hơn cả, với một chiến dịch truyền thông, hiểu được văn hóa của nhóm khách hàng mục tiêu là bạn đã nắm trong tay đến 50% thành công. Mù mờ khù khờ về đặc điểm văn hóa bản địa chỉ khiến cho chiến dịch của bạn biến thành khủng hoảng mà thôi!
Chúng ta hoàn toàn hiểu rằng: Thông tin không tồn tại và sẵn có một cách tự nhiên. Chúng được con người tạo ra. Mỗi loại thông tin được tạo ra có vai trò khác nhau, dựa trên ý đồ của người truyền tin (transmitter). Với các nhà truyền thông, thông tin họ mang đến cho khách hàng mục tiêu (target group) của mình có thể dưới dạng tin miễn phí (nhằm tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị,...) hay thông tin thương mại (được tạo ra đế bán cho khách hàng)
Văn hóa chứa đựng những thói quen, hành vi, phong tục,...
Ngày nay, với quá trình truyền thông hai chiều, thông tin không còn có khả năng “thao túng hoàn toàn” dư luận mà thậm chí còn phải chịu sự “giám sát” của dư luận. Điều này có nghĩa rằng các nhà truyền thông cần ý thức rõ những thông tin đưa tới công chúng có phù hợp với họ hay không. Thậm chí còn phải dự đoán được những khó khăn, khủng hoảng có thể xảy ra khi thực hiện việc truyền thông, quảng cáo cho doanh nghiệp của mình. Phản ứng của dư luận sẽ ra sao khi luồng thông tin, chiến dịch ấy được công bố? Những “nguy hiểm” như thế rình rập này ngày nay được quản trị bởi những Nhà quản lý khủng hoảng truyền thông - người hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp, hiểu rõ khách hàng và môi trường truyền tin, từ đó dự trù những khả năng xấu nhất có thể xảy đến với hình ảnh doanh nghiệp.
Có thể thấy, nhà truyền thông không nên chỉ đứng dưới góc nhìn của chủ thể truyền thông mà còn phải nhìn từ giác độ của công chúng tiếp nhận thông tin đó. Đánh giá nhóm khách hàng mục tiêu (target group) cần phải khái quát từ các góc độ văn hóa (địa văn hóa, nhân khẩu học và lịch sử văn hóa), kinh tế và xã hội để tránh những sai lầm, những hành động phản cảm ảnh hưởng đến lòng tự tôn và ấn tượng của họ
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa (globalization), nhờ vào truyền thông liên văn hóa (truyền thông điệp qua ngôn ngữ của một nền văn hóa khác) để gây ảnh hưởng đến nhiều nhóm người khác nhau đã giúp cho tên tuổi thương hiệu nâng tầm quốc gia, thế giới. Tuy nhiên, nó cũng là “con dao hai lưỡi” hủy hoại cả một doanh nghiệp
Ví dụ điển hình của D&G về khủng hoảng truyền thông tới từ sự biệt trong văn hóa
Năm 2018, scandal của D&G tại Trung Quốc đã khiến cho cả ngành công nghiệp thời trang và giới truyền thông dậy sóng. Cuối năm 2018, một video trên Instagram của nhà mốt D&G được tổ chức tại Thượng Hải đã khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng. Trong video, một cô gái châu Á mặc đồ D&G dùng đũa để ăn các món Italy như pizza và mì ống. Sẽ không có gì đáng nói nếu như cô gái không để lộ biểu cảm tức cười khi dùng đũa, kèm theo những dòng caption đầy coi thường từ phía thương hiệu. Ngay lập tức, dư luận đã tẩy chay mạnh mẽ thương hiệu cao cấp này ở Trung Hoa đại lục, hàng loạt KOLs ngừng hợp tác, các showroom bị “ngó lơ” đến đáng thương, thậm chí trụ sở của hãng tại Milano cũng bị biểu tình dán đầy băng rôn khẩu hiệu.
Có thể thấy, văn hóa của một khu vực nhỏ, một thành phố hay một quốc gia là yếu tố KHÔNG THỂ BỎ QUA khi làm truyền thông. Dưới đây là những yếu tố cần nhớ cho những nhà truyền thông:
Từ những hiểu biết về các quy tắc văn hóa nhỏ nhặt như cách ăn uống (cầm đũa, cầm thìa), cách mặc (VD: người Hồi giáo ở Yemen bị bắt buộc phải mặc Abaya ở nơi công cộng) hay hệ giá trị tư tưởng lớn, nhà truyền thông sẽ xây dựng được chiến dịch (campaign) phù hợp mà không gây phản cảm.
Đôi khi có những yếu tố khác biệt văn hóa cần chú ý
Để tránh được những vấn đề khủng hoảng truyền thông, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận giải quyết khủng hoảng. Ngày nay tại các tập đoàn, “Chuyên viên quản lý khủng hoảng” là một vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên với những doanh nghiệp nhỏ, quý vị có thể tin tưởng giao phó những khủng hoảng đó cho các công ty quảng cáo (agency) để họ giúp đỡ và định hướng.
Vietstarmax có hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành truyền thông, với nhiều chiến dịch lớn cho các khách hàng Tập đoàn Sunhouse, Dược phẩm Sohaco, Tập đoàn Ferroli, Bia Hà Nội Habeco, Tập đoàn xây dựng Hải Phát, ngân hàng SHB, Nhựa Tiền Phong, Tập đoàn Hương Sen – Bia Đại Việt, Galle Watch, Veam Moto, Nhà thông minh Lumi, Dược phẩm Việt Đức , Sơn Infor, ….sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả và giải quyết mọi khủng hoảng truyền thông tinh tế.
Cần xử lý khủng hoảng truyền thông dứt điểm và thông minh
Chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua Website: https://vietstarmax.vn/vi/
𝐕𝐀̆𝐍 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐇𝐀̀ 𝐍𝐎̣̂𝐈
Tầng 5 Tòa nhà 25T1, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
024.3555.3296 Fax : 024.3555.3296
Hotline: 0982 840 840
𝐕𝐀̆𝐍 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐇𝐂𝐌
Lầu 12A04 - Tháp A - Tòa nhà Centana Thủ Thiêm, 36 Mai Chí Thọ, quận 2, TP HCM
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
028.6293.9653 Fax : 028.6293.9653
Hotline: 096 280 4086
#VietstarmaxProductionHouse #lamphimquangcao
#Làm_TVC_quảng_cáo #LàmPhimDoanhNghiệp